Ghé Thăm Nhà Cổ Quảng Đức Xưa 200 Năm Tuổi ở Phú Yên
Đến xứ hoa vàng cỏ xanh du khách chắc chắn sẽ say lòng với những bãi biển tuyệt đẹp, thắng cảnh ngoạn mục hay ẩm thực hấp dẫn. Thế nhưng Phú Yên không chỉ có vậy, nơi đây còn có những điểm đến tuyệt vời với không gian cổ xưa đầy hoài niệm khiến du khách phải ngơ ngẩn và mân mê như nhà cổ Quảng Đức Xưa. Đây là nơi sẽ khiến bạn như được sống chậm giữa dòng thời gian vội vã, để cảm nhận nét trong trẻo, thanh tĩnh và nét đẹp mê hồn của những điều xưa cũ. Đến với Quảng Đức Xưa và chìm trong dòng chảy của những hoài niệm, sẽ là trải nghiệm đáng nhớ khiến bạn không thể quên.
Quảng Đức Xưa là một điểm đến đẹp và khác biệt ở Phú Yên. Ảnh: @max.nng
Nhà cổ Quảng Đức Xưa - không gian hoài niệm tuyệt đẹp ở Phú Yên
Nhà cổ Quảng Đức Xưa là một trong những điểm dừng chân tuyệt đẹp ở Phú Yên, nơi lý tưởng để du khách có thể lắng đọng, an tĩnh cảm nhận dòng chảy văn hoá một thời của sở này cũng như tìm hiểu về các sản phẩm làng nghề hay tinh hoa văn hoá Nam Trung Bộ.
Quảng Đức Xưa mang nét cổ kính rất riêng. Ảnh: FB Quảng Đức Xưa
Đây là một nhà cổ tư nhân của gia đình anh Phạm Lê Quốc Cường, toạ lạc ở địa chỉ 95-97 QL 1A, Ngã 3 xuống gành đá đĩa thuộc huyện Tuy An của tỉnh Phú Yên. Nhà cổ này được chính thức mở cửa từ năm 2017 để chia sẻ và giới thiệu để du khách gần xa về văn hoá và câu chuyện về dòng me sò huyết độc bản đã thất truyền từ nửa thế kỷ.
Địa điểm này mở cửa đón khách từ 2017. Ảnh:@quynh3438
Không gian đầy hoài niệm ở xứ hoa vàng cỏ xanh
Ghé thăm nhà cổ Quảng Đức Xưa, bước qua cánh cổng nhuốm màu thời gian bạn sẽ được chiêm ngưỡng một không gian đậm chất Huế với bãi cỏ, bóng của những kềnh gốm được chăm chút tỉ mỉ, vườn cây ăn trái. Mọi thứ ở đây được chủ nhân căn nhà bài trí một cách tinh tế và đẹp mắt. Bạn sẽ say đắm với một khoảng sân vườn rộng rãi có bàn ghế đơn sơ, cối quết, hòn đá cà, cối đá xay bột dưới những gốc cây cổ thụ. Không gian giản đơn khiến người ta có cảm giác như đang lạc bước về với những năm tháng xưa cũ.
Quảng Đức Xưa bình yên và cổ kính. Ảnh: FB/Quảng Đức Xưa
Không gian nơi đây có tất cả 3 ngôi nhà cổ với kiến trúc độc đáo gồm nhà quan tổng trấn, nhà Quảng Đức và nhà Ô Loan. Mỗi ngôi nhà cổ ở đây có nét đặc biệt riêng từ hoạ tiết, kiến trúc cho đến cách trưng bày và bài trí không gian. Đặc biệt, những ngôi nhà gỗ dùng để trưng bày những vật dụng cổ xưa và dân dã từng một thời thịnh hành ở Phú Yên hay những dòng gốm cổ đã từng vang bóng một thời luôn khiến du khách cực kỳ ưa thích.
Không gian trong lành và cổ kính. Ảnh: FB/ Quảng Đức Xưa
Khung cảnh bình yên nhìn qua ô cửa. Ảnh: FB/Quảng Đức Xưa
Theo đó, nhà gỗ thứ nhất là nơi trưng bày những vật dụng dân dã như khung dệt gỗ của người làng Ngân Sơn, khuôn làm bánh, máy may cũ, máy điện thoại cũ hay những vật dụng đánh bắt cá ven sông. Ngôi nhà gỗ thứ 2 ở Quảng Đức Xưa trưng bày những cổ vật quý của làng gốm Quảng Đức, những món đồ cổ bằng đồng thau, chậu kiểng trồng hoa, hồ cá cảnh cho dòng gốm không tráng men.
Ngôi nhà thứ 3 trưng bày các dòng gốm tráng men quý nhiều màu, trong đó có những màu men cực kỳ quý hiếm như huyết dụ, xanh ngọc. Những món đồ độc bản như chum, choé, nậm rượu hay các sản phẩm độc đáo như tơ lụa, trầm hương.
Mỗi ngôi nhà cổ ở đây sẽ trưng bày một chủ đề. Ảnh: FB/Quảng Đức Xưa
Không gian bên trong đầy hoài niệm.
Dòng gốm men sò huyết độc bản thất truyền
Dân gian đất Phú thường lưu truyền câu ca dao “Gốm Quảng Đức, lụa Ngân Sơn” cho thấy sự nổi tiếng của hai làng nghề này trong quá khứ, đặc biệt là làng gốm Quảng Đức. Đây là làng nghề gốm tại huyện Tuy An, tồn tại từ cuối thế kỷ XVI.
Dòng gốm men sò huyết độc bản là điểm nhấn ở Quảng Đức Xưa. Ảnh: FB/Quảng Đức Xưa
Tương truyền từ thế kỷ XVII, có một dòng họ Nguyễn đã mang nghề làm gốm Gò Sành từ Bình Định vào Phú Yên. Vì thừa hưởng kỹ thuật làm gốm Chăm nên gốm làng Quảng Đức có chất lượng rất cao và đẹp mắt .
Các sản phẩm gốm men sò huyết ở đây là độc bản. Ảnh: FB/Quảng Đức Xưa
Nhắc đến sản phẩm gốm của làng Quảng Đức, người ta sẽ nhớ đến dòng hốm tráng men sò huyết nổi tiếng. Bên cạnh đất sét những người thợ còn cho thêm sò huyết tươi của đầm Ô Loan đem nung 3 ngày 3 đêm cùng củi mằng lăng cho ra thành phẩm tuyệt đẹp, các sản phẩm trong cùng lò nung nhưng màu sắc khác nhau, mỗi chiếc đều là độc bản nên rất quý và được ưa thích
Theo.Nguyệt Cát (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Intertnet